Menu

Thuận lợi và khó khăn của tự công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực ngay vào ngày 02/02/2018, thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định một số điều Luật An toàn thực phẩm. Điểm nổi bật trong lần cải cách này chính là cho phép hơn 90% tự công bố sản phẩm. Nhìn chung đây là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn của việc tự công bố chất lượng sản phẩm.

Tự công bố chất lượng sản phẩm áp dụng cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
  • Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Theo ước tính, việc thực thi Nghị định 15/2018/NĐ-CP sẽ góp phần giảm trên 90% chi phí hành chính, giúp tiết kiệm 10 triệu ngày công3.700 tỷ đồng mỗi năm cho doanh nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi của doanh nghiệp có được sau Nghị định 15, thì tồn tại một số khó khăn như sau:

Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp tự công bố sản phẩm

  • Doanh nghiệp được tự đứng ra công bố chất lượng sản phẩm ⇒Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mọi thông tin của sản phẩm khi đã tự công bố.
  • Không phát sinh công văn khi hồ sơ sai về hình thức hay nội dung ⇒Doanh nghiệp sẽ bị phạt về những lỗi sai khi cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm về sau.
  • Thông tin của việc tự công bố sẽ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử ⇒Không ban hành Bản tự công bố chất lượng sản phẩm có dấu xác nhận của cơ quan chức năng ⇒ Gây khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch thương mạigiảm tính cạnh tranh.
  • Thành phần hồ sơ đơn giản ⇒Tiến hành soạn hồ sơ nhanh chóng, dễ dàng.
  • Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại cơ quan chức năng đơn giản, nhanh chóng ⇒Tạo cảm giác thân thiện, thoải mái cho doanh nghiệp.

Để tránh những rủi ro của tự công bố sản phẩm ảnh hưởng tới việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, FOSI đề xuất dịch vụ tự công bố chất lượng sản phẩm tiết kiệm thời gian, chi phí và đúng với thủ tục pháp lý theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Thành phần hồ sơ tự công bố sản phẩm

  • Bản tự công bố sản phẩm MẪU SỐ 1 NGHỊ ĐỊNH 152018NĐ-CP
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
  • Mẫu sản phẩm( 300g-ml), Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm;
  • Certificate of analysis ( CA)- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định. (Thực phẩm nhập khẩu)

Search