skip to Main Content
Menu

Đến Cát Cát chỉ để ngắm phong cảnh thật sự quá đáng tiếc!!

Mải ngắm nhìn những bức ảnh check-in của mọi người trên bản Cát Cát, say Cát Cát lắm rồi mà nghĩ rằng đến đó chỉ để ngắm phong cảnh thôi thì cũng chán. Nhầm, nhầm to rồi nhé !!!

Từ trung tâm thị trấn Sa Pa, theo con đường hướng về phía núi Fanxipan khoảng gần 2km, du khách sẽ đến bản Cát Cát (xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, giữa mây ngàn gió núi, Cát Cát là điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá đời sống văn hóa của con người vùng cao Tây Bắc.

1.Kiến trúc nhà cửa

Đến Cát Cát, bán sẽ không khỏi bỡ ngỡ với những ngôi nhà ba gian lợp ván gỗ thường được gọi là  “Nhà Trình Tường”. Bên trong gian nhà thường khá đơn giản, chia thành các gian nhỏ. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến các gian bếp dùng để tích trữ đồ ăn. Đây cũng là điểm chung của nhiều ngôi nhà vùng non cao, đồng bằng dân tộc thiểu số.

Ảnh: VietQ
Ảnh: VietQ
Ảnh: VietQ
Ảnh: VietQ

2. Phong tục tập quán

Người dân nơi đây còn bảo tồn được rất nhiều phong tục, tập quán đặc biệt, trong đó không thể không nhắc tới Tục Kéo Vợ. Tục lệ này diễn ra như sau: Khi người con trai đem long yêu một cô gái, anh ấy sẽ tổ chức làm cỗ rồi mời bạn bè để nhờ kế hoạch “kéo” cô ấy về nhà rồi giữ cô trong vòng 3 ngày. Sau đó, nếu cô gái kia đồng ý làm vợ của anh ta thì 2 người sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Còn nếu bị từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi chuyện sẽ trở lại bình thường. Lễ cưới của người Mông ở Bản Cát Cát thường diễn ra trong vòng từ 2 đến 7 ngày.
Ảnh: Tin tức Sa Pa
Ảnh: Tin tức Sa Pa
Dân bản vẫn gìn giữ nét văn hóa đặc trưng với trang phục truyền thống của người Mông. Phụ nữ vẫn dùng tấm vải quấn quanh đầu làm khăn, áo khoác với cổ áo thêu họa tiết cổ. Thắt lưng được thêu các họa tiết cầu kỳ có tua rua 2 đầu. Váy có hình nón cụt được xếp nếp với phần mông bó chặt, thân váy xòe. Ðàn ông người vẫn đội chiếc mũ làm bằng vải lanh, áo trong xẻ nách, áo khoác dài ở bên ngoài.
catcat-pystravel8

3. Nghề thủ công

Đến vớt Cát Cát, nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài cực kì thích thú khi được tận mắt chứng kiến các nghề trồng bông, lanh, dệt vải, chạm trổ bạc, chế tác trang sức – nghề truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông vẫn được gìn giữ tới tận ngày nay.
catcat-pystravel4

4. 10 trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua khi tới bản Cát Cát

– Đi bộ xung quanh bản, khám phá từng ngóc ngách, tận hưởng thiên nhiên, thời tiết.
– Check-in để khoa với bạn bè vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang và hùng vĩ núi đồi.
– Thăm các trường học, gia đình xung quanh, đùa vui với trẻ nhỏ
– Mua sắm – nhất là những món đặc sản và đồ thủ công mĩ nghệ.
Ảnh: Việt Nam Mới
Ảnh: Việt Nam Mới
– Uống rượu táo mèo với giá chỉ 10k một cốc
– Thử những món ăn đặc trưng của dân bản
–  Chụp ảnh với Thác nước Cát Cát ngay trước nhà văn hoá H’Mông. Bắt đầu đến bản bạn sẽ đi qua cây Cầu Si bắc qua suối Cát Cát và thác nước Cát Cát thơ mộng
Ảnh: Việt Nam Mới
Ảnh: Việt Nam Mới
– Nhảy sạp tại nhà văn hóa cộng đồng
– . Quan sát chiếc cối giã gạo bằng nước của người Mông làm việc . Nước suối chảy đầy máng một đầu thì đầu kia bật cao lên khiến nước trong máng đổ ra ngoài, đầu còn lại hạ xuống tự giã vào cối gạo.
Ảnh: Young Travel Đà Lạt
Ảnh: Young Travel Đà Lạt
Ảnh: Young Travel Đà Lạt
Ảnh: Young Travel Đà Lạt

catcat-pystravel12

Tất cả bình luận

bình luận

Back To Top